dovanphuong

Kiến thức về rượu

March 9, 2011
Các kiến thức cần biết về Rượu (sử dụng trong Kinh Tế )

Như mọi nguời đã biết ,Là ChuDoanhNghiep thì không thể không đi ngoại giao,mà đi ngoại giao thì không thể uống rượu ,vậy uống rượu như thế nào,chọn rượu ra làm sao ...đó cũng là những kiến thức Doanh Nhân cần có để thể hiện mình ,đồng thời cũng tránh những vụ " hớ " trên bàn tiệc khi say .Bài viết này sẽ chỉ đề cập tới các loại rượu được sử dụng trong các bữa tiệc ( chứ không phải rượu ở mấy quán nhậu ) .Mọi người đọc qua nhưng đừng có lạm dụng rượu ,là người post bài này nhưng mình cũng chẳng biết uống rượu đâu nhé
 
Phần 1 :Các loại rượu .

Click the image to open in full size.

Rượu có rất nhiều loại mùi vị, tính chất khác nhau. Tuy nhiên tất cả các thứ rượu đều có một thành phần chung, đó là cồn (alcohol). Theo công nghệ sản xuất, rượu được phân loại như sau :
  • Rượu lên men thuần túy : Rượu được lên men từ các nguyên liệu có chứa đường và tinh bột và đều có nồng độ thấp.
VD : Rượu vang, rượu táo cider, saké, cơm rượu,...
  • Rượu cất : cũng dùng những nguyên liệu chứa đường và tinh bột, nhưng sau khi lên men đem cất lại. Rượu cất là thứ rượu nặng như : Brandy, Whisky, Rhum, và Vodka...đều thuộc loại này.
  • Rượu pha chế : Còn gọi là “Rượu tái chế” Đó là thứ rượu lên men hoặc rượu cất có pha thêm đường, hương liệu, dược liệu....mà thành.Trong nhóm này có các thứ rượu bổ, rượu sâm, Liqueur, cocktail..
NHỮNG DÒNG SẢN PHẨM CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

I. DÒNG RƯỢU MẠNH CHƯNG CẤT

1.BRANDY
 

Chỉ chung các loại rượu mạnh chưng cất từ rượu Vang (Nho) hay từ trái cây đã lên men. Thường thì Brandy phải qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ cồn 70 – 80 phần trăm rồi mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình oxy hóa, sau đó pha thêm nước cất để đạt được độ cồn khoảng 40%. Cũng có khi Brandy được pha thêm caramen (đường ngào) để có màu đẹp. Brandy có hai dòng chính là Cognac và Armagnac.

Cognac : được sản xuất ở quận Charente, tỉnh Bordeaux ( được chưng cất 2 lần bằng nồi), Cognac được chưng cất từ nho, chất lượng của nó không chỉ phụ thuộc vào tiến trình chưng cất mà còn là sự tổng hợp của thổ nhưỡng, khí hậu và các điều kiện khác để cho ra trái nho. Nho sau khi hái, ép lấp lấy nước cốt để len men rồi mới đưa vào nồi cất. 

Rượu mới cất không có màu, chứa khoảng 70% cồn và còn mùi vị trái cây, thậm chí cả mùi đồng (của nồi cất). Rượu được đổ vào thùng gỗ sồi sẽ dần đổi thành màu hổ phách và có hương vị nho dịu dàng. Bước tiếp theo là pha chế các loại Cognac sao cho rượu có vị ngon nhất trước khi vô chai, dán nhãn.

Armagnac : được làm ở vùng Gascony, phía nam Bordeaux, và chúng cũng được ủ trong thùng gỗ sồi địa phương, sau đó pha trộn cho các chất trong rượu quyện vào nhau rồi vào chai nhưng mùi nặng hơn (do khí hậu, đất, thùng ủ,...)

VD : Rượu Chabot.
Ngoài ra còn có Fruit Brandy ( có nguyên liệu từ nước trái cây) : là loại rượu được chưng cất từ sự lên men của một loại trái cây và tên rượu thường được đặt theo tên trái cây

VD : Apple Brandy...
Các nhãn hiệu nổi tiếng của dòng rượu Brandy : Hennessy, Remy Martin, Martel, Otard, Courvoisier, Camus, Hines,..

2.WHISKY

Thức uống có độ cồn cao, chưng cất từ ngũ cốc, có nguồn gốc từ các dòng tu sĩ ở Ireland, sản xuất để phục vụ cho các buổi lễ và bán ra ngoài, sau đó được truyền bá sang Scotch và một số nước khác.

Whisky là sản phẩm chưng cất từ những hạt lúa đại mạch, lúa mạch đen bắp và các loại ngũ cốc có hạt nhỏ khác. Trước năm 1820, tất cả các loại whisky đều được làm ra từ mạch nha của lúa đại mạch (nên còn có tên là Whisky đại mạch). Việc chưng cất loại whisky từ lúa đại mạch pha trộn với bắp xuất hiện vào năm 1830, sau khi bằng sáng chế được cung cấp. 

Từ đó người ta mới phát hiện ra rằng Whisky pha trộn có mùi êm dịu hơn. Nhưng whisky tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu khoai tây, trái cây hay bất cứ loại thực phẩm nào khác, ngoài những thứ đã kể trên ( có 4 nhà sản xuất trên thế giới nổi tiếng nhất hiện nay)

A. SCOTCH WHISKY:
Malt whisky : đi từ hạt lúa mạch được sơ chế thành hạt mạch nha.

Blend whisky :được pha từ nhiều loại ngũ cốc ( đa dạng sản phẩm)
Những sản phẩm trên chủ yếu được chưng cất bằng nồi 2 lần.

B. CANADIAN WHISKY:
Thời gian ủ ít nhất là 3 năm và được chưng cất bằng cột với các thành phần chính : rye, barley, wheat, corn.

C. AMERICAN WHISKY :
 
Sản phẩm cũng khá đa dạng trong sự phối hợp các nguyên liệu chính từ ngũ cốc với những nồng độ khác nhau và đặc biệt chưng cất bằng cột.
VD :American Bourbon whisky với 51% corn + 49% ngũ cốc khác
Rye whisky với 51% rye + 49% ngũ cốc khác....

“ Rượu Whisky làm cho cả thế giới uống, sang trọng, thanh cao, thơm ngon với gam màu xôn xao” . Đó là nhận xét của mấy nhà văn Châu Au.

D. IRISH WHISKY:
Thời gian ủ ít nhất 5 năm , và cũng từ những nguyên liệu chủ yếu từ ngũ cốc và lúa mạch nhưng đặc biệt là không có mùi khói, chưng cất 3 lần bằng nồi.

3.RHUM

Rhum có một lịch sử rất rực rỡ, bắt nguồn từ Châu Á, theo chân con người trong cuộc hành trình về Phương Tây. Cây mía được Columbus mang đến Châu Mỹ, Cuba, và Rhum xuất hiện đầu tiên tại vùng này. Rhum ngày nay hiện diện ở những nơi có trồng mía, như vậy rượu được chưng cất từ nước cốt mía hay sản phẩm của cây mía (xirô mía, mật mía). Nó được chưng cất đến khoảng dưới 95 độ cồn và thường được đóng chai ở độ thấp hơn nhiều. Rhum còn giữ lại phần lớn mùi vị tự nhiên của sản phẩm gốc (mía).

Có 3 loại chính :
  • Rhum trắng, nhẹ mùi, chưng cất bằng cột
  • Rhum vàng, mùi trung bình, chưng cất bằng nồi, ủ tring thùng gỗ sồi hơn 1 năm
  • Rhum nâu, đậm mùi, chưng cất bằng nồi.
  • Rhum chủ yếu dùng pha chế Cocktail nhưng cũng có thể uống séc hay pha với nước cốt trái cây.
4.VODKA

Vodka là loại mạnh không màu làm từ bất cứ chất liệu nào. Lúa mới chưng cất Vodka đạt đến 95 độ cồn, sau giảm dần còn 40 – 50 độ. Vodka không nhất thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần xử lý nhằm loại bỏ hương vị và màu sắc để trở thành trong suốt, không mùi( chủ yếu sử dụng than hoạt tính để khử chất độc). Đây là loại rượu dễ bay hơi có thể pha chế với nhiều loại trái cây và các hỗn hợp đồ uống khác.
Có hai loại Vodka:
  • Clear Vodka : sản xuất theo kiểu thông thường không màu
  • Flavour Vodka :( Lemon vodka, orange vodka) : sử dụng hương vị, nguyên liệu làm thơm rượu vodka.
5.GIN
Gin nổi tiếng là được sản xuất ở Hà Lan, đợc giáo sư chế tạo ra 1 loại thuốc chữa bệnh thận tên GENEVER làm từ trái Jupiper berry, sau được phổ biến và được người Ang – le gọi là rượu Gin

Gin được chưng cất từ các loại hạt (bắp, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen) trộn với hương liệu thảo mộc như hạnh nhân, quế, hạt côca, gừng, vỏ chanh, cam, ...Về mặt kỹ thuật ,Gin có thể được coi là các loại rượu mùi nếu được cho thêm đường. Độ Cồn trong rượu Gin thường là 34 – 47%.

II. DÒNG RƯỢU LÊN MEN THUẦN TÚY:

1. VANG

Phân loại vang theo giống nho có vang trắng, vang đỏ, theo phương pháp lên men và ủ có vang thường, vang sủi bọt Champagne, theo cách chế thêm các phụ gia có các loại rượu mùi (pha thêm đường, tanin...), vang khan (ít ngọt) từ quy trình lên men toàn bộ đường có trong dịch quả nho. 

Rượu vang có nồng độ cồn khoảng 28 – 30 độ.
Từ vang người ta cất và sau đó ủ trong thùng gỗ sồi nhiều năm thành rượu, chế thành những mác rượu vang quả độc đáo khác : táo cho rượu calvados, đường mía cho rượu Rhum, nước cốt dừa cho rượu Rhum Hamaica mang hương vị quần đảo Caribê, 

Trên thế giới hiện nay có khá nhiều nhãn hiệu rượu vang nổi tiếng với những đặc điểm tạo sự riêng biệt cho các loại rượu trên :

  • Vang Pháp : Vang Bordeaux có đặc trưng của màu đỏ và vang trắng với nhãn hiệu Sauternes hay Barsac, được lọc ra từ những giống nho trồng ở phía Đông nam nước Pháp.
  • Vang Ý : thường là vang đỏ
  • Vang Đức: thường là vang trắng, nhẹ, mát và thơm hương trái cây.
  • Vang Mỹ : có giống nho riêng là Zinfandel, và có hai Bang trồng nho chính là Californa và New York.
  • Vang Úc : Ngành trồng nho và kỹ nghệ rượu vang phát triển đáng kể, đặc biệt là kỹ thuật canh tác, cách làm rượu hiện đại và xuất khẩu. Là nước sản xuất thứ 11 trên thế giới ( 600 triệu lít/năm).
Với những ưu điểm riêng mà người tiêu dùng dễ dàng nhận biết ra sản phẩm này là :
  • Nhãn rượu dễ đọc bao gồm 5 yếu tố : hãng sản xuất, vùng trồng nho, tên riêng của loại rượu, niên vụ nho, nồng độ cồn và dung tích.
  • Chất lượng rượu qua các niên vụ không quá khác biệt
  • Mùi vị rượu thơm : đậm mùi nho, và trái cây, đặc biệt là vang trắng
  • Giá cả khá cạnh tranh
  • Niên vụ sớm hơn các nước Bắc Bán Cầu 6 tháng.
Ngoài ra còn có các loại rượu mang nồng độ thấp như: loại rượu lên men từ trái cây (passion cooler, orange cooler – sản phẩm của Công ty Rượu Bình Tây), và các loại rượu Vang cũng có thể phối hợp với việc chế biến các loại thức ăn, để món ăn thêm đậm đa

III. DÒNG RƯỢU PHA CHẾ:

COCKTAIL
 

Cocktail là thức uống rất phổ biến trên thế giới, có tính bổ dưỡng và không gây say xỉn hỗn hợp được kết hợp từ hai loại rượu trở lên, hoặc được pha trộn với soft drinks ( thức uống không ga, hoặc nước uống trái cây),... theo một công thức có tính quy định tương đối, và vì đây được xem là thức uống khá dinh dưỡng và mang đầy tính nghệ thuật cho nên cách pha chế cocktail cũng đòi hỏi đầy chất cảm tính, chứ không phải mang công thức cứng nhắc.

Mỗi một bar rượu, trong danh mục đồ uống nhiều lắm cũng chỉ có từ 15 đến 20 loại cocktail. Tuy nhiên hiện nay đã có đến khoảng 8.000 loại, gồm có : Cocktail cổ điển, cocktail của từng nước như cocktail Singapore, Trung Quốc, Việt Nam,...

 
 Rượu có rất nhiều loại mùi vị, tính chất khác nhau. Tuy nhiên tất cả các thứ rượu đều có một thành phần chung, đó là cồn (alcohol). Theo công nghệ sản xuất, rượu được phân loại như sau :

+ Rượu lên men thuần túy: Rượu được lên men từ các nguyên liệu có chứa đường và tinh bột và đều có nồng độ thấp.

VD : Rượu vang, rượu táo cider, saké, cơm rượu,...

+ Rượu cất: cũng dùng những nguyên liệu chứa đường và tinh bột, nhưng sau khi lên men đem cất lại. Rượu cất là thứ rượu nặng như : Brandy, Whisky, Rhum, và Vodka...đều thuộc loại này. 

+ Rượu pha chế: Còn gọi là “Rượu tái chế” Đó là thứ rượu lên men hoặc rượu cất có pha thêm đường, hương liệu, dược liệu....mà thành.Trong nhóm này có các thứ rượu bổ, rượu sâm, Liqueur, cocktail..



NHỮNG DÒNG SẢN PHẨM CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY


I. DÒNG RƯỢU MẠNH CHƯNG CẤT


1.BRANDY

Chỉ chung các loại rượu mạnh chưng cất từ rượu Vang (Nho) hay từ trái cây đã lên men. Thường thì Brandy phải qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ cồn 70 – 80 phần trăm rồi mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình oxy hóa, sau đó pha thêm nước cất để đạt được độ cồn khoảng 40%. Cũng có khi Brandy được pha thêm caramen (đường ngào) để có màu đẹp. Brandy có hai dòng chính là Cognac và Armagnac.

Cognac : được sản xuất ở quận Charente, tỉnh Bordeaux ( được chưng cất 2 lần bằng nồi), Cognac được chưng cất từ nho, chất lượng của nó không chỉ phụ thuộc vào tiến trình chưng cất mà còn là sự tổng hợp của thổ nhưỡng, khí hậu và các điều kiện khác để cho ra trái nho. Nho sau khi hái, ép lấp lấy nước cốt để len men rồi mới đưa vào nồi cất. Rượu mới cất không có màu, chứa khoảng 70% cồn và còn mùi vị trái cây, thậm chí cả mùi đồng (của nồi cất). Rượu được đổ vào thùng gỗ sồi sẽ dần đổi thành màu hổ phách và có hương vị nho dịu dàng. Bước tiếp theo là pha chế các loại Cognac sao cho rượu có vị ngon nhất trước khi vô chai, dán nhãn.

Armagnac : được làm ở vùng Gascony, phía nam Bordeaux, và chúng cũng được ủ trong thùng gỗ sồi địa phương, sau đó pha trộn cho các chất trong rượu quyện vào nhau rồi vào chai nhưng mùi nặng hơn (do khí hậu, đất, thùng ủ,...)

VD : Rượu Chabot.

Ngoài ra còn có Fruit Brandy ( có nguyên liệu từ nước trái cây) : là loại rượu được chưng cất từ sự lên men của một loại trái cây và tên rượu thường được đặt theo tên trái cây 

VD : Apple Brandy...

Các nhãn hiệu nổi tiếng của dòng rượu Brandy : Hennessy, Remy Martin, Martel, Otard, Courvoisier, Camus, Hines,..


2.WHISKY

Thức uống có độ cồn cao, chưng cất từ ngũ cốc, có nguồn gốc từ các dòng tu sĩ ở Ireland, sản xuất để phục vụ cho các buổi lễ và bán ra ngoài, sau đó được truyền bá sang Scotch và một số nước khác.

Whisky là sản phẩm chưng cất từ những hạt lúa đại mạch, lúa mạch đen bắp và các loại ngũ cốc có hạt nhỏ khác. Trước năm 1820, tất cả các loại whisky đều được làm ra từ mạch nha của lúa đại mạch (nên còn có tên là Whisky đại mạch). Việc chưng cất loại whisky từ lúa đại mạch pha trộn với bắp xuất hiện vào năm 1830, sau khi bằng sáng chế được cung cấp. Từ đó người ta mới phát hiện ra rằng Whisky pha trộn có mùi êm dịu hơn. Nhưng whisky tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu khoai tây, trái cây hay bất cứ loại thực phẩm nào khác, ngoài những thứ đã kể trên ( có 4 nhà sản xuất trên thế giới nổi tiếng nhất hiện nay)

A. SCOTCH WHISKY:

Malt whisky : đi từ hạt lúa mạch được sơ chế thành hạt mạch nha.

Blend whisky :được pha từ nhiều loại ngũ cốc ( đa dạng sản phẩm)

Những sản phẩm trên chủ yếu được chưng cất bằng nồi 2 lần.

B. CANADIAN WHISKY:

Thời gian ủ ít nhất là 3 năm và được chưng cất bằng cột với các thành phần chính : rye, barley, wheat, corn.

C. AMERICAN WHISKY :

Sản phẩm cũng khá đa dạng trong sự phối hợp các nguyên liệu chính từ ngũ cốc với những nồng độ khác nhau và đặc biệt chưng cất bằng cột.

VD :American Bourbon whisky với 51% corn + 49% ngũ cốc khác

Rye whisky với 51% rye + 49% ngũ cốc khác....

“ Rượu Whisky làm cho cả thế giới uống, sang trọng, thanh cao, thơm ngon với gam màu xôn xao” . Đó là nhận xét của mấy nhà văn Châu Au.

D. IRISH WHISKY:

Thời gian ủ ít nhất 5 năm , và cũng từ những nguyên liệu chủ yếu từ ngũ cốc và lúa mạch nhưng đặc biệt là không có mùi khói, chưng cất 3 lần bằng nồi.


3.RHUM

Rhum có một lịch sử rất rực rỡ, bắt nguồn từ Châu Á, theo chân con người trong cuộc hành trình về Phương Tây. Cây mía được Columbus mang đến Châu Mỹ, Cuba, và Rhum xuất hiện đầu tiên tại vùng này. Rhum ngày nay hiện diện ở những nơi có trồng mía, như vậy rượu được chưng cất từ nước cốt mía hay sản phẩm của cây mía (xirô mía, mật mía). Nó được chưng cất đến khoảng dưới 95 độ cồn và thường được đóng chai ở độ thấp hơn nhiều. Rhum còn giữ lại phần lớn mùi vị tự nhiên của sản phẩm gốc (mía).

Có 3 loại chính :

+ Rhum trắng, nhẹ mùi, chưng cất bằng cột 
Rhum vàng, mùi trung bình, chưng cất bằng nồi, ủ tring thùng gỗ sồi hơn 1 năm 

+ Rhum nâu, đậm mùi, chưng cất bằng nồi. 

+ Rhum chủ yếu dùng pha chế Cocktail nhưng cũng có thể uống séc hay pha với nước cốt trái cây. 


4.VODKA

Vodka là loại mạnh không màu làm từ bất cứ chất liệu nào. Lúa mới chưng cất Vodka đạt đến 95 độ cồn, sau giảm dần còn 40 – 50 độ. Vodka không nhất thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần xử lý nhằm loại bỏ hương vị và màu sắc để trở thành trong suốt, không mùi( chủ yếu sử dụng than hoạt tính để khử chất độc). Đây là loại rượu dễ bay hơi có thể pha chế với nhiều loại trái cây và các hỗn hợp đồ uống khác.

Có hai loại Vodka:

Clear Vodka : sản xuất theo kiểu thông thường không màu 

Flavour Vodka [Hãy đăng ký thành viên để cùng nhau thảo luận và chia sẻ tài liệu. ]Lemon vodka, orange vodka) : sử dụng hương vị, nguyên liệu làm thơm rượu vodka. 


5.GIN

Gin nổi tiếng là được sản xuất ở Hà Lan, đợc giáo sư chế tạo ra 1 loại thuốc chữa bệnh thận tên GENEVER làm từ trái Jupiper berry, sau được phổ biến và được người Ang – le gọi là rượu Gin

Gin được chưng cất từ các loại hạt (bắp, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen) trộn với hương liệu thảo mộc như hạnh nhân, quế, hạt côca, gừng, vỏ chanh, cam, ...Về mặt kỹ thuật ,Gin có thể được coi là các loại rượu mùi nếu được cho thêm đường. Độ Cồn trong rượu Gin thường là 34 – 47%.


II. DÒNG RƯỢU LÊN MEN THUẦN TÚY:


VANG

Phân loại vang theo giống nho có vang trắng, vang đỏ, theo phương pháp lên men và ủ có vang thường, vang sủi bọt Champagne, theo cách chế thêm các phụ gia có các loại rượu mùi (pha thêm đường, tanin...), vang khan (ít ngọt) từ quy trình lên men toàn bộ đường có trong dịch quả nho. Rượu vang có nồng độ cồn khoảng 28 – 30 độ.

Từ vang người ta cất và sau đó ủ trong thùng gỗ sồi nhiều năm thành rượu, chế thành những mác rượu vang quả độc đáo khác : táo cho rượu calvados, đường mía cho rượu Rhum, nước cốt dừa cho rượu Rhum Hamaica mang hương vị quần đảo Caribê, ...

Trên thế giới hiện nay có khá nhiều nhãn hiệu rượu vang nổi tiếng với những đặc điểm tạo sự riêng biệt cho các loại rượu trên :

Vang Pháp : Vang Bordeaux có đặc trưng của màu đỏ và vang trắng với nhãn hiệu Sauternes hay Barsac, được lọc ra từ những giống nho trồng ở phía Đông nam nước Pháp. 
Vang Ý : thường là vang đỏ 

Vang Đức: thường là vang trắng, nhẹ, mát và thơm hương trái cây. 

Vang Mỹ : có giống nho riêng là Zinfandel, và có hai Bang trồng nho chính là Californa và New York. 

Vang Úc : Ngành trồng nho và kỹ nghệ rượu vang phát triển đáng kể, đặc biệt là kỹ thuật canh tác, cách làm rượu hiện đại và xuất khẩu. Là nước sản xuất thứ 11 trên thế giới ( 600 triệu lít/năm). 

Với những ưu điểm riêng mà người tiêu dùng dễ dàng nhận biết ra sản phẩm này là :
Nhãn rượu dễ đọc bao gồm 5 yếu tố : hãng sản xuất, vùng trồng nho, tên riêng của loại rượu, niên vụ nho, nồng độ cồn và dung tích. 

Chất lượng rượu qua các niên vụ không quá khác biệt 

Mùi vị rượu thơm : đậm mùi nho, và trái cây, đặc biệt là vang trắng 

Giá cả khá cạnh tranh 
Niên vụ sớm hơn các nước Bắc Bán Cầu 6 tháng. 

Ngoài ra còn có các loại rượu mang nồng độ thấp như: loại rượu lên men từ trái cây (passion cooler, orange cooler – sản phẩm của Công ty Rượu Bình Tây), và các loại rượu Vang cũng có thể phối hợp với việc chế biến các loại thức ăn, để món ăn thêm đậm đa


SAKÉ

Đây là loại đồ uống cổ truyền của người Nhật, không màu (hay hơi vàng), trong và độ cồn trung bình là 15o (rượu vang trung bình là 12o). Đây là sản phẩm chiếm lượng tiêu thụ 15% đồ uống mỗi năm ở Nhật.

Rượu Saké, cũng giống như bia và vang được lên men nhờ quá trình lên men rượu: dưới tác dụng của nấm men, đường của ngũ cốc được chuyển thành rượu. Quá trình sản xuất rượu sake có vẻ hơi giống quá trình sản xuất bia, bởi nấm men đều sử dụng đường từ tinh bột để lên men. Gạo dùng trong sản xuất Saké hoàn toàn khác với gạo ăn bình thường. Bởi lẽ, để sản xuất Saké, cần loại gạo có hàm lượng tinh bột tập trung ở trung tâm hạt, vì thế hạt gạo trắng và không trong như gạo ăn. Không thể dùng gạo ăn hàng ngày để sản xuất Saké.
Rượu pha chế


III. DÒNG RƯỢU PHA CHẾ:


COCKTAIL

Cocktail là thức uống rất phổ biến trên thế giới, có tính bổ dưỡng và không gây say xỉn hỗn hợp được kết hợp từ hai loại rượu trở lên, hoặc được pha trộn với soft drinks ( thức uống không ga, hoặc nước uống trái cây),... theo một công thức có tính quy định tương đối, và vì đây được xem là thức uống khá dinh dưỡng và mang đầy tính nghệ thuật cho nên cách pha chế cocktail cũng đòi hỏi đầy chất cảm tính, chứ không phải mang công thức cứng nhắc. 

Mỗi một bar rượu, trong danh mục đồ uống nhiều lắm cũng chỉ có từ 15 đến 20 loại cocktail. Tuy nhiên hiện nay đã có đến khoảng 8.000 loại, gồm có : Cocktail cổ điển, cocktail của từng nước như cocktail Singapore, Trung Quốc, Việt Nam,... 


QUY TRÌNH CHUNG SẢN XUẤT RƯỢU :

a. Phương pháp chưng cất : 

Dung dịch đường đã lên men được đun nóng để tách rượu nhờ hiện tượng rượu bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước 

Có hai phương pháp chưng cất:
Dùng nồi chưng cất 
Dùng cột chưng cất liên tục 


Sự khác biệt giữa rượu chưng cất bằng nồi và cột là :

Chưng cất bằng nồi : rượu còn mùi vị của các chất đi kèm tạo hương thơm nhưng hơi gắt, cần ủ để dịu hơn. Thời gian ủ tối thiểu thường hai năm trong những thùng gỗ sồi. Các thùng này khá đắt và phải làm bằng thủ công có hơ lửa mặt trong. Rượu sẽ ngấm mùi và màu của gỗ sồi đã hơ lửa tạo vị thơm ngon. 

Chưng cất bằng cột : rượu rất tinh khiết có thể vô chai ngay không cần ủ nhưng thiếu mùi vị đặc trưng. Phương pháp này rất kinh tế và được dùng sản xuất ở quy mô lớn. ( 1 gam cồn khi đốt sinh ra 7 calori)

b. Phương pháp ủ rượu :

Thường ủ trong thùng gỗ sồi, rượu hấp thụ mùi vị gỗ và tiếp xúc với không khí làm cải thiện tính chất, trở nên dịu, đằm và dễ uống 
Áp dụng : Rượu vang, Scotch whisky, cognac...

c. Phương pháp pha trộn :

Trộn hai hay nhiều rượu cùng chủng loại để tạo mùi vị dễ chịu và làm giảm giá thành.

QUY TRÌNH CHUNG SẢN XUẤT RƯỢU :

a. Phương pháp chưng cất :
 
Dung dịch đường đã lên men được đun nóng để tách rượu nhờ hiện tượng rượu bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước
Có hai phương pháp chưng cất:
  • Dùng nồi chưng cất
  • Dùng cột chưng cất liên tục
Sự khác biệt giữa rượu chưng cất bằng nồi và cột là :
  • Chưng cất bằng nồi : rượu còn mùi vị của các chất đi kèm tạo hương thơm nhưng hơi gắt, cần ủ để dịu hơn. Thời gian ủ tối thiểu thường hai năm trong những thùng gỗ sồi. Các thùng này khá đắt và phải làm bằng thủ công có hơ lửa mặt trong. Rượu sẽ ngấm mùi và màu của gỗ sồi đã hơ lửa tạo vị thơm ngon.
  • Chưng cất bằng cột : rượu rất tinh khiết có thể vô chai ngay không cần ủ nhưng thiếu mùi vị đặc trưng. Phương pháp này rất kinh tế và được dùng sản xuất ở quy mô lớn. ( 1 gam cồn khi đốt sinh ra 7 calori)
b. Phương pháp ủ rượu :
  • Thường ủ trong thùng gỗ sồi, rượu hấp thụ mùi vị gỗ và tiếp xúc với không khí làm cải thiện tính chất, trở nên dịu, đằm và dễ uống
  • Áp dụng : Rượu vang, Scotch whisky, cognac...
c. Phương pháp pha trộn :
  • Trộn hai hay nhiều rượu cùng chủng loại để tạo mùi vị dễ chịu và làm giảm giá thành.
  • Còn tiếp -------
  • Nguồn có từ Internet
Rượu Vang có lẽ là loại rượu hay được sử dụng trong các bữa tiệc ( Làm ăn ) nhất .Sau đây là các chọn Rượu Vang trong Tiệc 

Click the image to open in full size.

Nhiều người cảm thấy việc chọn được loại rượu vang có chất lượng tốt và phù hợp không hề đơn giản, nếu không muốn nói là rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn có đôi chút kiến thức về cách thức sản xuất loại rưọu này thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
 


Thấy gì qua tên rượu?

Các loại rượu vang do Mỹ sản xuất thường đặt tên theo kiểu trước hết là tên giống nho làm ra loại rượu đó, chẳng hạn như Chardonnay, Merlot hay Zinfandel, sau đó mới tới tên vùng đất trồng nho như Sonoma Valley hay California. 

Trong khi đó tình hình lại hoàn toàn ngược lại ở các loại rượu vang châu Âu. Địa danh quen thuộc nhất trong tên các loại rượu vang châu Âu là Champagne, đây là tên vùng đất trồng rất nhiều nho ở Pháp. Những khác biệt này một phần là do sự đa đạng của giống nho ở châu Âu, chỉ tính riêng Italia đã có tới hơn 2000 giống nho các loại.

Phân biệt các loại rượu

Các loại rượu vang đỏ được làm từ những quả nho vỏ màu sẫm. Vỏ nho được loại bỏ trong quá trình lên men, chính các chất như tannin, pigment (còn gọi là anthocyanin) có trong vỏ đã tạo ra màu sắc tự nhiên cho rượu. Đa số các rượu vang đỏ như Zinfandel và Petite Sirah đều được coi là những loại có nồng độ cao và thành phần phức tạp còn các loại khác như Merlot và Pinot Noir thì nhẹ hơn.

Rượu vang trắng được làm từ nhiều loại nho khác nhau song các loại có vỏ màu vàng và màu xanh là phổ biến nhất, ngay cả những loại nho sẫm màu vẫn có thể sản xuất được rượu vang trắng nếu vỏ nho được loại bỏ sớm hơn. Đa số các loại rượu vang trắng như Chardonnay, Chenin Blanc và Pinot Gris đều uống ngon nhất khi mới làm. Rượu vang trắng có nồng độ nhẹ rất đặc trưng. 

Các loại rượu vang hồng thường bị nhầm là được pha trộn giữa rượu vang đỏ và rượu vang trắng. Điều này có thể đúng với các loại rượu vang rẻ tiền và sản xuất hàng loạt như Blush. Tuy nhiên với những loại chất lượng cao kiểu như White Zinfandel và Grenache thì lại được làm từ những loại nho màu sẫm đã bỏ vỏ để tạo thêm màu nhẹ cho rượu vang. Giống với rượu vang trắng, các loại rượu vang hồng cũng làm từ hoa quả và uống ngon nhất khi mới làm.

Các loại rượu vang có gas như Champagne ở giai đoạn chiết xuất ban đầu cũng giống như các loại rượu vang thông thường khác. Nhưng loại rượu này còn có thêm giai đoạn lên men thứ hai để tạo bọt tăm. Các loại rượu vang có gas tiêu biểu là Champagne, Cava, Crémant và Sparkling Brut. Rosé Champagne là loại rượu được chế bằng cách thêm một chút rượu vang đỏ vào rượu vang trắng trước khi đưa vào lên men. Với các loại rượu vang có gas rẻ tiền thì không có giai đoạn lên men thứ hai này mà chỉ được bơm vào khí carbon dioxide tạo bọt, phổ biến nhất là soda.

Các loại rượu vang tráng miệng như Port, Sherry, Madeira và Eiswein còn có tên gọi khác là rượu vang thường hay rượu vang bổ. Hàm lượng đường trong các loại rượu này thường khá cao, có lẽ vì thế mà chúng có biệt danh là “rượu vang tráng miệng”. Mặc dù các loại rượu này thường ngọt song không phải tất cả đều như vậy, do đó, không nhất thiết lúc nào các loại rượu vang tráng miệng cũng phải uống kèm theo các món tráng miệng cụ thể.

Các loại rượu vang hoa quả như rượu đào, táo và rượu mâm xôi được làm từ các hoa quả chính theo kiểu từng loại quả riêng biệt hay kết hợp thêm với nho. Bất cứ loại rượu nào trong thành phần có thêm các loại hoa hoả khác ngoài nho thì đều được liệt vào “rượu vang hoa quả”. 

Các loại rượu vang đặc biệt

Rượu vang nông nghiệp là những loại rượu được làm từ các nông phẩm ngoài hoa quả và các loại ngũ cốc. Đó có thể là mật ong, hoa quả sấy, thảo dược và các loại hoa (hoa bồ công anh của người Trung Quốc là một ví dụ).

Các loại rượu vang Kosher đều phải tuân thủ quy trình công nghệ rất nghiêm khắc của các giáo sĩ Do Thái. Ngoài ra còn những quy định khác như loại rượu này không được chứa các chất thành phần gia vị hoá học như gelatin, lactose, glycerin, các sản phẩm làm từ ngô hay men không rượu. Các loại rượu vang Kosher chủ yếu dành cho người theo đạo Do Thái trong những ngày lễ Sabbath.

Các loại rượu hữu cơ được chiết xuất từ những loại nho mà trong quá trình chăm sóc không sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ. Các quy định tiêu chuẩn về rượu hữu cơ ở các nước không giống nhau.

Các loại rượu vang không cồn ban đầu được chiết xuất cũng như các loại rượu vang truyền thống tuy nhiên có thêm một quá trình để loại bỏ hầu như toàn bộ chất cồn trong rượu. Để được xếp vào loại rượu vang không cồn ở Mỹ, nồng độ cồn trong rượu phải thấp hơn 0,5%.

Chọn rượu vang phù hợp với đồ ăn

Rượu vang đỏ dùng với thịt, rượu vang trắng uống khi ăn đồ hải sản hoặc các loại gia cầm. Quan niệm này là cơ bản và trong phần lớn trường hợp đều đúng. Tuy nhiên còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng quyết định chọn loại rượu nào cho bữa ăn của bạn. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn.

Đầu tiên và trước hết phải là thị hiếu cá nhân, sở thích của bản thân có tính quyết định hơn hết thảy. Bạn thích hay không thích loại nào cũng không có vấn đề gì hết. Đừng cố uống một loại rượu nào đó bạn không thích chỉ vì lý do rất vớ vẩn là bạn đã nghe ai đó nói, chỉ có bạn mới biết mình thích gì và không thích gì mà thôi. 

Khi chọn loại rượu nào với món ăn nào bạn đều muốn tạo sự hài hoà giữa đồ ăn và thức uống, không để thứ nào lấn át thứ nào. Với rượu vang đỏ, đa số rượu loại này đều khá nặng và sang trọng, kiểu như rượu California Syrah, chúng tạo cảm giác phù hợp với những bữa tiệc thịnh soạn. 

Một kết hợp mang tính tương phản thú vị là thịt hun khói với rượu vang trắng hoa quả ngọt. Các đồ ăn có vị cay như thực phẩm của người Mexico,Thái Lan, Trung Quốc hay Cajun sẽ rất phù hợp với loại rượu vang ngọt như Riesling hoặc Pinot Noir. 

Các loại nước sốt kem hoặc những món phomát cần có thêm loại rượu vang có vị kem để cân bằng như Chardonnay, Zinfandel hoặc Merlot. 

Khi chọn rượu vang tráng miệng bạn nên cẩn thận để khỏi bị quá tải vì độ ngọt. Quá nhiều lượng đường sẽ khiến cho rượu và thức ăn đánh nhau. Không phải tất cả các loại rượu vang tráng miệng đều được uống với đồ tráng miệng. Một số loại, Eiswein chẳng hạn, chỉ mình nó đã là một đồ tráng miệng hoàn chỉnh rồi.
Sau đây mình post tiếp bài về cách chọn Ly cho rượu:

Click the image to open in full size.


Mỗi loại rượu có một hương vị, màu sắc, nồng độ riêng, tuy rất phong phú về chủng loại nhưng nhìn chung được chia làm các nhóm cơ bản như: sâm banh, vang, rượu mạnh và cocktail... Do đó, việc chọn ly cho tiệc rượu sao cho phù hợp là việc cần thiết và người uống rượu cũng cần tìm hiểu cách thưởng thức từng loại rượu để đảm bảo giá trị văn hoá trong ẩm thực, hiểu được sự hấp dẫn, độc đáo của từng loại rượu.

Rượu sâm banh thường được dùng khai vị hoặc khi đi ngủ tạo sự hưng phấn. Đây là loại rượu nhẹ, mùi dịu, có vị ngọt nên thường rót nhiều. Với các bữa tiệc đông người, tiệc đứng, người ta thường xếp ly theo hình tháp để rót nhiều ly cùng lúc, do đó ly thường sử dụng là loại ngắn, miệng rông. Còn ở các bàn tiệc ít người, nên dùng ly có hình dạng thuôn dài, đường kính nhỏ. Loại ly này thường giữ cho rượu sủi tăm lâu hơn, tạo cảm giác thú vị hơn. Dù ly dài hay ngắn chúng đều có chân đế cao, người uống thường cầm ly tại phần chân đế để nhiệt độ bàn tay không làm mất độ lạnh cần thiết của rượu trong ly.


Click the image to open in full size.

Rượu vang thường dùng trong bữa ăn. Vang trắng thường sử dụng cỡ ly 145 ml, dùng khi ăn món ăn chế biến từ thịt màu trắng (cá, tôm, cua...) .

Vang đỏ dùng ly
 lớn hơn, cỡ 205 ml, dùng khi ăn món ăn chế biến từ thịt màu đỏ (thịt bò, trâu, nai...). Khi rót vang đỏ không rót đầy như vang trắng, chỉ rót 2/3 ly. Loại ly này cần trong sót để lộ rõ màu nguyên chất của rượu. Khi uống vang cũng như sâm banh phải có độ lạnh cần thiết, nên cầm ly ở phần đế, chỉ dùng ngón tay nâng nhẹ ly rượu, đừng bao giờ nắm chặt để tránh làm tăng nhiệt độ của rượu ảnh hưởng đến hương vị.


Click the image to open in full size. Click the image to open in full size.

Ly uống rượu mạnh thường là loại nhỏ, có chân hoặc không chân hình trụ dày. Là loại rượu thường được dùng sau bữa ăn, mỗi lần rót chỉ khoảng 30cc, tránh cho người uống cảm giác bị sốc. Khi uống dùng ngón tay cái và trỏ nhấc ly rượu lên, áp ly vào lòng bàn tay, sau đó xoay nhẹ ly để hơi ấm của bàn tay thấm vào trong rượu. Sau khi rượu ấm lên, nhẹ nhàng nhấp từng chút một để thưởng thức vị ngon của rượu.

Click the image to open in full size.

Ly để pha cocktail cũng có kiểu dáng khác nhau tuỳ theo người pha chế sử dụng. Chúng thường được dùng theo tên gọi của loại cocktail hoặc phù hợp với cách trình bày tương ứng.

Một dụng cụ không thể thiếu để chế biến cocktail là shaker. Ngoài ra, ly cocktail còn có thể được trang trí bằng những lát chanh, lát dâu, cà chua, cà rốt, v.v... được tỉa thành những hình dạng vui mắt và những chiếc ô con con đủ màu sắc ngộ nghĩnh. Đôi khi, những thứ đồ chơi xinh xinh như những chiếc kiếm nhựa, hay vòng xoắn nhựa cũng tô điểm thêm cho ly cocktail thật bắt mắt.

Nguồn lấy từ Internet - dtnguyen

 

Ẩm Thực Nhật

March 4, 2011

Ẩm Thực Nhật

(JPN) – Chẳng phải ngẫu nhiên mà người Nhật có tuổi thọ trung bình thuộc hàng cao nhất thế giới, một phần là do chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nền ẩm thực Nhật Bản.

Đồ ăn thường ngày của người Nhật Bản chủ yếu là cơm, cá, rau. Thịt ít có trong thành phần bữa ăn. Điều này đôi khi được các sách nước ngoà...


Continue reading...
 

Thần linh

March 4, 2011

Thần linh

(JPN) – Nếu bạn là fan của bộ truyện tranh Yaiba thì bạn hẳn đã nghe đến cái tên Lôi Thần, vậy Lôi Thần là vị thần như thế nào trong quan niệm của người Nhật?

Lôi thần

Raijin (雷神, đọc Âm Hán Việt là “Lôi thần”) là vị thần sấm chớp trong tín ngưỡng dân gian và Thần đạo Nhật Bản. Từ Raijin được thành lập bằng cách ghép giữa hai chữ Hán: “Rai” (lôi) và “Shin” (th...


Continue reading...
 

Koudou – Hương đạo Nhật Bản

March 4, 2011

Koudou – Hương đạo Nhật Bản

Từ xưa, người Nhật đã có thói quen dùng hương trầm như một liệu pháp giúp tinh thần minh mẫn. Cùng với thời gian, họ đã tạo ra nhiều dụng cụ và nhiều cách khác nhau để thưởng thức mùi hương này.


Nhang là một trong các dạng của hương trầm

Nhang là một trong các dạng của hương trầm. Nhang vốn là đồ cúng tế quan trọng trong Phật giáo. Người Nhật tin rằng ...


Continue reading...
 

Phong cách giao tiếp của người Nhật

March 4, 2011

Phong cách giao tiếp của người Nhật

(JPN) Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội c...


Continue reading...
 

About Me


ĐỖ VĂN PHƯƠNG Ngày xữa ngày xưa (20/08/1978) có một thằng bé cất tiếng khóc chào đời rất là to và cũng vì tiếng khóc đó mà cha mẹ thằng bé lại thêm một đứa con rất là bụi bẩm và ngổ nghịch,thêm biết bao lo toan cho cuộc sống ,thêm một cái miệng ăn như hổ .và biết bao khổ cực đến bây giờ nó đã khôn lớn và thành người . Nơi Làm việc hiện nay:cty TGK.K japan Miyagiken,sendaishi,izumiku, chou 2 chome 25-5 kd redencerroom # 201.

Categories

Make a Free Website with Yola.